Trang Thời Sự




Góp Ý với hội cựu quân nhân QLVNCH Nam Úc

Tác giả: Tư Thời Sự
Thể loại:Bình luận

 Lời Tòa Soạn:  Gần đến ngày 30/4, ngày mà CSBV cưỡng chiếm miền Nam năm 1975! BBT Diễn Đàn NGVN/SA chọn đăng những bài viết về những hoạt động gián điệp của CS BV cài vào VNCH. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm sụp đỗ chế độ VNCH!
    Và cho tới hôm nay, những gián diệp CSVN vẫn tiếp tục hoạt động ở hải ngoại. Mục tiêu chính của họ là xâm nhập vào CĐNNVTD, làm chia rẻ tình đoàn kết của đồng bào hải ngoại, làm suy yếu những phong trào đấu tranh Dân Chủ...v..v...
   Bài viết sau đây của ông Tư Thời Sự phân tích và chứng minh cụ thể những sự việc xảy ra trong sinh hoạt Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở Nam Úc, đặc biệt là sinh hoạt của hội CQNQLVNCH/NU, để cho độc giả rộng đường nhận định.

Kính gởi:
- Ban Chấp Hành hội CQNQLVNCH/NU.
- Anh chị em trên Diễn Đàn Internet.

     Vào ngày chủ nhật 22/4/2012 vừa qua, HCQNQLVNCH/NU đã tổ chức một buổi lễ gọi là an vị các vị tướng VNCH tuẩn tiết khi CSVN cưỡng chiếm Miền Nam! Đây là một việc làm rất có ý nghĩa để vinh danh nghĩa cử trung liệt và ghi ơn sự hy sinh cao cả của những vị tướng và người lính VNCH , không khuất phục trước sự chiến thắng của kẻ thù, chọn cái chết để tỏ lòng "Trung quân" của người chiến sĩ!
      Nhưng việc làm của HCQNQLVNCH/NU  đã không thể hiện đúng ý nghĩa của một buổi lễ vinh danh và ghi ơn những người đã tuẩn tiết khi tổ quốc rơi vào tay Cộng Sản Việt Nam!. Từ phản ảnh của những người tham dự buổi lễ, những mail độc giả gởi cho Diễn Đàn...Tư Thời Sự của Diễn Đàn NGVN/SA xin nêu lên vài điểm chính cần góp ý với hội CQNQLVNCH/NU như sau:

1./ Địa điểm an vị các di ảnh:
     Ngay trên thơ mời của HCQNQLVNCH/NU đăng trên Adelaide Tuần Báo đã ghi rỏ: .....nơi an vị các vị tướng là Garage của phòng mạch Bs Tuấn...” . Với thông báo có nội dung như thế, chúng ta đã biết chắc rằng những di ảnh các vị tướng đã sẽ bị cho vào nhà xe để chờ ngày nào đó đem ra làm Garage sale như một món đồ hết còn giá trị sử dụng!!!!
    Xét về sự kính trọng người đã chết thì hội CQNQLVNCH/NU đương nhiệm không thể hiện lòng tôn trọng các vị tướng lảnh VNCH vị quốc vong thân! Như chúng ta đã biết, garage là nơi dành để đậu xe, chưa bao giờ người ta dùng làm nơi thờ phụng!
    Xét về khía cạnh chính trị, phải chăng HCQNQLVNCH /NU đã phỉ báng giá trị danh xưng và công lao chiến đấu chống CS của các vị tướng VNCH ????
     Xét về địa điểm, tại sao hội CQNQLVNCH/NU không đem các di ảnh của những anh hùng QLVNCH về Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở Nam Úc , có dành nơi thờ phụng trang nghiêm.?

2./ Dùng cụm từ Tổ Quốc Ghi Công:
   Bất cứ cuộc chiến nào trên thế giới, khi tàn cuộc, kẻ thua hay người thắng đều phải ghi ơn tưởng nhớ đến những chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến. Điển hình ở Hoa Kỳ, cuộc nội chiến Nam-Bắc đã làm thiệt mạng hằng triệu người, nhưng khi chiến tranh chấm dứt, những người chiến sĩ hy sinh của cả hai miền đều được tôn trọng như nhau. Riêng cuộc chiến Việt Nam, người lính VNCH đã bị đối xử một cách tàn nhẩn nơi ngục tù cải tạo, ngay cả những người đã chết yên nghỉ nơi nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, cũng đã bị CSVN hoang tàn hóa nghĩa trang nhằm xóa bỏ sự hy sinh chính nghĩa của người lính VNCH. Những người lính trong chiến tranh Việt Nam của cả hai miền, được tổ quốc tưởng nhớ theo hai ý nghĩa khác nhau: VNCH gọi là Tổ Quốc Ghi Ơn, CSVN gọi là Tổ Quốc Ghi Công, tôi xin lần lượt phân tích dựa theo sự kiện lịch sử, về quan niệm và ý nghĩa hy sinh của người chiến sĩ theo mỗi chế độ.

a./  Chính thể VNCH:     
      Nơi nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, chính nghĩa của sự hy sinh đã được chế độ VNCH nhắc nhở với người dân miền Nam bằng bảng chữ đồng:Tổ Quốc Ghi Ơn sừng sửng và trang nghiâm trên đồi cao nơi Trung Nghĩa Đài. Tổ Quốc Ghi Ơn có ý nghĩa như sau:
  “.... Cuộc chiến chống CSVN là một cuộc chiến chính nghĩa, sự hy sinh xương máu của người lính VNCH là chính đáng ! Sự hy sinh của người lính chiến VNCH để bảo toàn lảnh thổ của tổ quốc Miền Nam Việt Nam, trước sự xâm chiếm của CS Bắc Việt! Sư chiến đấu của người lính VNCH trên căn bản: Tổ Quốc-Danh Dự-Trách nhiệm! Đây là một ý thức tình nguyện có ý nghĩa danh dự và không cần trả công nếu một mai nằm xuống trong cuộc chiến...Chính điều nầy mà tổ quốc VNCH phải nhớ ơn họ muôn đời, không có một giới hạn không gian và thời gian, không có thể dùng vật chất để trả ơn cho họ được......”.. Giống như chúng ta bây giờ, đã qua mấy ngàn năm từ ngày Vua Hùng dựng nước và giữ nước, cho đến nay chúng ta vẫn nhớ ơn và làm giỗ tổ hằng năm.

b./ Chế độ CSVN:
      Nơi những nghĩa trang liệt sĩ của CSVN đều có ghi hàng chữ: Tổ Quốc Ghi Công. Với ý nghĩa nầy, CSVN xem  người lính của họ như là những người lính đánh thuê, để thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản của một nhóm người vô nhân tính gây ra cuộc chiến tranh vô nghĩa ở VN. Họ có chủ trương đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào để cho Đảng CSVN độc tài cai trị! Vì lẽ đó, khi họ xâm chiếm được Miền Nam xong thì họ xây nhiều nghĩa trang liệt sĩ, như một hình thức trả công cho những chiến sĩ nằm xuống trong công cuộc đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào. Bằng chứng điển hình là mỗi nghĩa trang họ có dựng một đài cao ghi hàng chữ vàng nền đỏ rỏ ràng: Tổ Quốc Ghi Công,  và CSVN ngụ ý rằng:
 “ ....  Những khu nghĩa trang liệt sĩ có mồ yên mã đẹp, có người quản lý chăm sóc kiểng hoa, có người hương khói mỗi ngày lễ lớn.... là sự trả công cho những người nằm xuống trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước!. Vì vậy, bây giờ chế độ CSVN rước đế quốc Mỹ trở lại Việt Nam, thì những người gọi là hy sinh trong cuộc chiến đánh Mỹ, chính họ và thân nhân họ không có quyền gì để chống đối sự có mặt của đế quốc Mỹ ở VN để bóc lột nhân dân như Đảng CS đã tuyên truyền dối gạt họ lúc khởi động chiến tranh ! Công thì có thể dùng tiền bạc, vật chất để trả.

       Căn cứ vào ý nghĩa của hai cụm từ được phân tích như trên. Hội CQNQLVNCH đã dùng cụm từ: Tổ Quốc Ghi Công cho chủ đề tưởng nhớ đến những  hy sinh của người lính chiến VNCH bảo vệ chính nghĩa Tự Do, là một sự đồng hóa thực chất giá trị của những hy sinh người lính VNCH với sự hy sinh vô giá trị của chiến sĩ CSVN..
       Tôi thiết nghĩ, các người của hội CQNQLVNCH phải hiểu biết được ý nghĩa sự hy sinh của người lính VNCH chứ! Các anh trong hội cựu QNQLVNCH đương nhiệm đa số là sĩ quan, nhất là vị chủ tịch có học thức, khoa bảng, các anh phải hiểu được ý nghĩa của cụm từ Tổ Quốc Ghi Ơn đã từ lâu VNCH dành cho người chiến sĩ VNCH ở nghĩa trang Quân Độ Biên Hòa .??????

3./ Còn những người tuẩn tiết khác trong ngày 30/4/1975 thì sao?
      Trong binh thư có nói: không có quân thì làm sao có tướng! Biến cố 30/4/1975 là một biến cố lịch sử của Việt Nam. Lịch sử ở chỗ là chế độ VNCH chúng ta có những người tướng lảnh, binh sĩ anh hùng không đầu hàng giặc, chọn cái chết để tỏ lòng trung liệt với tổ quốc. Với con số người tuẩn tiết được biết đến là 39 người tuẩn tiết, con số người tuẩn tiết cao nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới: Thà chết chớ không chịu hàng giặc!..
      Trong ngày lễ gọi là an vị những anh hùng tướng lảnh, sao các anh không thành lập một bài vị ghi tên những anh hùng tuẩn tiết khác .? Phải chăng các anh có một sự phân biệt về đẳng cấp của sự hy sinh vì tổ quốc.! Nhân đây, tôi gởi cho các anh tên họ những người anh hùng  khác của QLVNCH để quí anh suy nghĩ có cần an vị cho họ không:
01- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
02- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
03- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
04- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
05- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
06- Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng Chương Thiện.
07- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
08- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
09- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
10- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
11- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
12- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
13- Thiếu tá Lê Vĩnh Xuân , Biệt Đội Trưởng Quân Báo Biệt Khu Thủ Đô , tự sát cùng vợ và con trai tại nhà riêng Đakao ( chiều 1/5/75 )
14- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
15- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
16- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
17- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
18- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
19- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
20- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
21- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
22- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
23- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
24- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975

4./ Nhận xét thêm:
       Ban chấp hành đương nhiệm của hội cựu QNQLVNCH/NU, có thể nói là một ban chấp hành mà thành viên gồm nhiều sĩ quan nhất. Thêm nữa lần đầu tiên trong quá trình sinh hoạt từ trước đến nay có vị hội trưởng là một cựu bác sĩ quân y. Hội đã đưa ra nhiều điều ưu tiên như: Có trung tân sinh hoạt riêng, có tổ chức ngày kỷ niệm Mùa Hè Đỏ Lửa, có chế độ về hưu sớm cho những anh em là cựu quân nhân QLVNCH, kiện toàn hành chánh cho hội để ngẩn mặt nhìn đời với hội cựu chiến binh Australia..v..v...
      Nhưng cho tới hôm nay, gần một năm sinh hoạt, cuối cùng cũng đưa mấy di ảnh của các vị  tướng VNCH vào một Garage xe của phòng mạch Bs chủ tịch để thờ phụng. Và xuất sắc hơn nữa, đã biến đổi cụm từ Tổ Quốc Ghi Ơn của VNCH dành cho Tử Sĩ thành Tổ Quốc Ghi Công của CSVN dành cho Liệt Sĩ.!
     Với những thành quả nầy của ban chấp hành đương nhiệm, chúng ta là những người cựu quân nhân QLVNCH phải có sự quan ngại về hoạt động của ban chấp hành đương nhiệm. Nhất là gần đây, trên Diễn Đàn internet có những bài viết về hoạt động gián điệp của CSVN cài đặt vào CĐ người Việt Quốc Gia ở hải ngoại...
    Tôi có đọc qua những bài viết trên mạng : Đi Tìm Dấu Chân Phan, Cụm Tình Báo A22 trong dinh Độc Lập... Chính tôi cũng quan ngại đến hoạt động của gián điệp CSVN sẽ làm tan rả CĐ Việt Nam ở Nam Úc!

Tư Thời Sự